Từ những dự báo khả quan
về tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là sự khởi sắc tại các thị trường lớn
của ngành như Mỹ, EU, Nhật Bản…, ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt
may Việt Nam cho rằng ngành dệt may Việt Nam sẽ có tương lai sáng trong năm
2014.
Ông đánh giá thế nào về
kết quả của ngành dệt may Việt Nam năm 2013?
Đến giờ phút này có thể khẳng định năm 2013 là năm
thắng lợi của ngành dệt may Việt Nam. Ngành đã đạt 20,023 tỷ USD giá trị xuất khẩu,
hai mặt hàng chính của ngành đều đạt được mức tăng trưởng khá, cụ thể: mặt hàng
dệt và may mặc đạt 17,891 tỷ USD, tăng 18,6%; mặt hàng xơ sợi dệt các loại đạt
2,132 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam, năm
2013 đạt 2,915 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,2% so với năm 2012.
Như vậy, với 14,885 tỷ USD giá trị nhập khẩu cho
sản xuất, năm 2013 ngành dệt may Việt Nam đã xuất siêu 5,138 tỷ USD.
Không thực sự khởi sắc như mảng xuất khẩu, tiêu thụ
nội địa của ngành dệt may Việt Nam năm 2013 thấp hơn các năm trước (18-20%),đạt
mức tăng trưởng 12% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh lạm phát năm nay
thấp hơn các năm trước nên nếu loại trừ yếu tố giá khoảng 6% thì sự tăng trưởng
về lượng vẫn nằm trong khuôn khổ tăng trưởng hợp lý của tiêu dùng trong nước.
Đâu là nguyên nhân chính giúp ngành dệt may Việt
Nam đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng trong năm 2013?
Dự báo tốt tín hiệu thị trường chính là
nhân tố quan trọng giúp ngành dệt may Việt Nam khởi sắc. Nhờ đã dự báo đúng thị
trường mà các doanh nghiệp trong ngành đã tổ chức sản xuất phù hợp và đón lõng
được thị trường khi những tín hiệu về hợp tác quốc tế, dịch chuyển chuỗi cung
ứng toàn cầu về phía Việt Nam ngày một rõ ràng. Và kết quả là xuất khẩu của ngành
dệt may Việt Nam không chỉ tăng về tổng thể mà còn tăng mạnh tại các thị trường
trọng điểm. Cụ thể, đối với thị trường Mỹ, năm 2013 xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam vào Mỹ tăng gần 13% trong khi nhập khẩu của Mỹ chỉ tăng gần3%, Nhật
Bản nhập khẩu gần như không tăng thì chúng ta xuất khẩu tăng khoảng
13% và Hàn Quốc duy trì được tốc độ tang trưởng xuất khẩu gần 30%.
Ông nhận định thế nào về thị trường cũng như khả
năng tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam năm 2014?
Trong các dự báo về kinh tế năm 2014 của các tổ chức
lớn, uy tín trên thế giới như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế thì năm
2014 tổng thể kinh tế thế giới sẽ sáng hơn và có thể đạt mức tăng trưởng 3,6%.
Thị trường Mỹ cũng được dự báo mức tăng trưởng GDP sẽ cao hơn; EU sẽ thoát khỏi
suy thoái âm và hy vọng sẽ có sự tăng trưởng dương; Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn sẽ
duy trì mức tăng trưởng của năm nay. Điều đó đem lại hy vọng, năm 2014 kể cả
khi chúng ta chưa có những thỏa thuận thương mại mới với những điều kiện thuận lợi
cho ngành thì vẫn có thể đạt mức tăng trưởng khoảng 12% kim ngạch xuất khẩu cho
năm 2014.
Hiện 60% tỷ trọng xuất khẩu của ngành dệt may
Việt Nam vào các thị trường thuộc Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP), còn các thị trường khác thì sao, năm 2014 liệu các
thị trường này có tạo được sự bất ngờ cho xuất khẩu của ngành không, thưa ông?
Ngoài các thị trường trong khối TPP, còn 2 thị trường
không hề nhỏ là EU (chiếm 17% tỷ trọng) và Hàn Quốc (chiếm khoảng 7% tỷtrọng).
Nhờ rất tích cực khai thác mà chỉ trong 3 năm xuất khẩu dệt may của Việt
Nam vào thị trường Hàn Quốc tăng gần 3 lần, từ 500 triệu USD năm 2010 lên 1,3
tỷ USD năm 2013. Bên cạnh đó, thị trường EU còn rất nhiều cơ hội mở rộng
thị phần cho ngành dệt may Việt Nam bởi EU là khối liên tục mở rộng, từ chỗ chỉ
là EU 15 lúc chúng ta bắt đầu xuất khẩu nay đã là EU 27. Hàng năm, EU nhập khẩu
hơn 250 tỷ USD hàng dệt may, trong khi đó chúng ta mới chỉ xuất 2,4-2,5 tỷ USD
tức là thị phần của chúng ta ở thị trường này còn rất nhỏ. Theo đó, đẩy mạnh xuất
khẩu sang thị trường EU là mục tiêu không chỉ 2014 mà còn của những năm tiếp theo.
Ngoài ra, chúng tôi còn quan tâm đến 2 thị trường lớn là Ấn Độ và Trung Đông.
Ngành dệt may có giải pháp gì để mở rộng thị
phần và đạt mục tiêu xuất khẩu trong năm 2014?
Chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống giải pháp
xuyên suốt nhiều năm và trong năm 2014 những giải pháp này vẫn không hề lạc hậu.
Theo đó, ngành dệt may là vẫn phải bám vào 4 yếu tố: Chất lượng, giá cả, tốc độ
cung ứng cho thị trường và khả năng giải quyết các vấn đề dịch vụ sau bán hàng.
Đây luôn là những thước đo mà người mua hàng đo lường người sản xuất vì vậy để
duy trì được sức cạnh tranh của mình mỗi năm ngành phải cải thiện thước đo của mình
tốt hơn và đấy cũng chính là giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ xuất khẩu cho năm
2014.
Theo ven.vn
Key: may áo thun, in áo thun
0 nhận xét:
Đăng nhận xét